Thủ tục nhập khẩu máy tính cá nhân, Laptop từ Nga về Việt Nam
Công ty của bạn chuẩn bi nhập khẩu Máy Tính Cá Nhân, Máy Tính Xách Tay (Laptop), Máy Tính Bảng – Pin Lithium – Thiết bị đầu cuối – Thu, phát sóng – Phát thanh, truyền hình từ nước ngoài về nhưng chưa rõ quy trình làm thế nào để nhập khẩu.
Bài viết này Vận chuyển Nga Việt sẽ chia sẽ cho bạn thủ tục nhập khẩu Các thiết bị công nghệ thông tin trên để các bạn hiểu rõ hơn về các bước khi nhập khẩu hoặc có thể tìm hiểu dịch vụ của Công ty chúng tôi nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo hàng hóa giao về cho Doanh Nghiệp một cách nhanh nhất.
Đối với hàng hóa như sau:
- Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến:
- Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến: Thiết bị điện thoại, Thiết bị Inmarsat-C, Thiết bị gọi chọn số DSC, Bộ phát đáp Ra đa, Thiết bị Radiotelex, Thiết bị nhận dạng, Thiết bị trạm
- Thiết bị công nghệ thông tin: Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer), Máy tính xách tay (Laptop and portable Computer), Máy tính bảng (Tablet), Thiết bị lặp thông tin di động, Máy phát hình kỹ thuật số
- Thiết bị phát thanh, truyền hình: Thiết bị phát thanh, Thiết bị truyền thanh, Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box), Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp
- Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến: Thiết bị vô tuyến, Thiết bị truy nhập vô tuyến, Thiết bị truyền hình ảnh số không dây
- Thiết bị Ra đa
- Thiết bị truyền dẫn vi ba số
- Thiết bị thông tin băng siêu rộng (UWB)
- Pin Lithium cho thiết bị cầm tay
Các thiết bị trên không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác.
Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Phụ Lục 1 và Phụ Lục 2 của Thông tư Số: 11/2020/TT-BTTTT ngày 14/05/2020, các sản phẩm công nghệ thông tin trên phải tiến hành thủ tục Công bố hợp quy và dán tem hợp quy ICT trước khi lưu hành ra thị trường. Server – Máy chủ (Máy tính chủ), Thiết bị định tuyến (Router), Thiết bị chuyển mạch (Switch), Thiết bị cổng (Gateway), Thiết bị tường lửa (Fire wall) đã không nằm trong danh mục thiết bị phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Viễn Thông khi thông tư 05/2019/TT-BTTTT ban hành.
Đặc biệt lưu ý, các loại sản phẩm, hàng hóa thuộc phụ lục 1 thuộc danh mục bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, thuộc phụ lục 2 thuộc danh mục công bố hợp quy.
Mặc dù vậy, một số sản phẩm thuộc phụ lục 2 nhưng thông tư 15/2018/TT-BTTTT thì sản phẩm, hàng hóa không phải là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng thì mới được miễn chứng nhận hợp quy, nghĩa là nếu thuộc phụ lục 2 nhưng vẫn có chức năng thu – phát sóng thì vẫn phải làm chứng nhận hợp quy như phụ lục 1.
Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy & hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông – Bộ thông tin truyền thông
Bước 2: Đăng ký thử nghiệm, yêu cầu làm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký:
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận tại Hà Nội – Cục Tần Số: các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Miền Bắc
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận tại Đà Nẵng: các doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp ở Miền Trung
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận tại Tp. Hồ Chí Minh: các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Miền Nam
Quy trình đánh giá, thẩm định và xử lý hồ sơ của Cục Tần Số Vô Tuyến Điện được thông báo chính thức là 07 ngày làm việc nhưng có thể kéo dài hơn đối với trung tâm ở Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh do phải gửi ra Hà Nội để đóng dấu của Cục Viễn Thông ở Hà Nội.
Tài liệu cần chuẩn bị để công bố hợp quy thiết bị máy tính, Thiết bị đầu cuối viễn thông, Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến, Thiết bị phát thanh, truyền hình, thiết bị ra đa, Pin Lithium như sau:
– Giấy Công bố hợp quy theo quy định của Cục Viễn Thông
– Kết quả thử nghiệm của thiết bị theo tiêu chuẩn
– Thông số kỹ thuật của thiết bị
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Mẫu dấu ICT của doanh nghiệp
Danh sách hàng hóa công nghệ nhập khẩu bắt buộc phải công bố hợp quy:
- Máy tính cá nhân (Desktop Computer)
- Máy tính bảng
- Máy tính xách tay (Laptop)
- Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình vệ tinh
- Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số
- Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (Set Top Box DVB-T2). Máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV)
- Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng
- Thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông công cộng qua giao diện tương tự hai dây
- Tổng đài PABX
- Thiết bị truyền dẫn quang
- Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến
- Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến: Thiết bị điện thoại, Thiết bị Inmarsat-C, Thiết bị gọi chọn số DSC, Bộ phát đáp Ra đa, Thiết bị Radiotelex, Thiết bị nhận dạng, Thiết bị trạm
- Thiết bị công nghệ thông tin: Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer), Máy tính xách tay (Laptop and portable Computer), Máy tính bảng (Tablet), Thiết bị lặp thông tin di động, Máy phát hình kỹ thuật số
- Thiết bị phát thanh, truyền hình: Thiết bị phát thanh, Thiết bị truyền thanh, Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box), Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp
- Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến: Thiết bị vô tuyến, Thiết bị truy nhập vô tuyến, Thiết bị truyền hình ảnh số không dây
- Thiết bị Ra đa
- Thiết bị truyền dẫn vi ba số
- Thiết bị thông tin băng siêu rộng (UWB)
- Pin Lithium cho thiết bị cầm tay
Nhập khẩu máy tính để bàn có phải kiểm tra chất lượng trước thông quan?
Nhập khẩu máy tính để bàn phải công bố hợp quy?
Nên bạn cần phải mang hồ sơ lên đăng ký tại Cục Viễn Thông hợp quy trước rồi mới nộp cho Hải quan để Thông quan, sau khi Thông quan mang hàng về kho bạn mới đem mẫu lên Trung tâm 3 làm thủ tục kiểm tra hậu thông quan.
- Liên hệ Cục Viễn thông theo các địa chỉ sau:
-
– Tại Hà Nội: Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1, Cục Viễn thông, Tầng 15, tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện, số 115 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 024.37820992.– Tại Đà Nẵng: Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3, Cục Viễn thông, số 42 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại liên hệ: 0236.3897889.– Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2, Cục Viễn thông, số 60 Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại liên hệ: 028.39919066.