– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
– Hàng hoá quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền được lưu kho trong khu vực cửa khẩu.
– Hàng hoá quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ Thương mại.
– Chứng từ phải nộp khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá quá cảnh:
+ Bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh giữ nguyên trạng đi thẳng; quá cảnh chuyển tải sang cùng loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không (trừ hàng hoá quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không);
+ Tờ khai hải quan hàng hoá quá cảnh và bản kê khai hàng hoá quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh phải lưu kho hoặc thay đổi loại phương tiện vận tải.
– Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
+ Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh tiếp nhận bản kê khai hàng hoá quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng quá cảnh, niêm phong nơi chứa hàng hoá và xác nhận nguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh;
+ Trường hợp hàng hoá quá cảnh thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa từ cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh;
+ Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hoá để đối chiếu với các nội dung xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh.
+ Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Bản kê chi tiết;
– Vận tải đơn;
– Bản kê khai hàng hoá quá cảnh;
– Giấy phép hàng quá cảnh (nếu có);
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân và tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
– Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC (nếu có): Không có.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
8. Lệ phí:
– Mức thu lệ phí làm thủ tục hải quan là 20.000 VNĐ/01 tờ khai hải quan;
– Mức thu lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải, quá cảnh Việt Nam là 200.000 VNĐ đối với 01 lần khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu nhập, không thu lệ phí khi làm thủ tục xuất cảnh.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu bảng biểu: Tờ khai hàng hóa quá cảnh (HQ/2012-QC) và Phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh (HQ/2012-PLQC) (Ban hành kèm theo Thông tư số 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012) .
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
– Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan– Thông tư số 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 15/2012/TT-BTC ngày 8/2/2012 của Bộ Tài chính;
– Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.