Bạn biết được bao nhiêu phương pháp đóng gói hàng hóa được các doanh nghiệp Việt sử dụng hiện nay?
Đóng gói đơn vị:
Là cách mà người bán/nhà phân phối đóng gói sản phẩm tương ứng với đơn vị mua của người tiêu dùng cuối cùng. Bao bì đóng gói được sử dụng thường phải phù hợp với hàng hóa, có kèm theo mã vạch để quản lý và tiện dụng trong việc thanh toán hóa đơn của khách hàng.
Đóng gói từng đơn vị sản phẩm
Đóng gói theo nhóm (bulking packaging):
Là cách đóng gói hàng hóa cho đối tượng B2B (nhà bán lẻ/nhà phân phối khác) tương ứng với đơn vị sản phẩm được mua bởi nhóm này. Hàng hóa sẽ được đóng gói vào thùng giấy, carton rồi tập hợp trên pallet để vận chuyển, bảo quản.
Đóng gói hàng hóa theo nhóm người mua B2B
Đóng gói theo nhóm lớn (group packaging):
Hàng hóa lúc này sẽ được đặt toàn bộ trên các Pallet và được gắn thẻ SSCC (Serial Shipping Container Code – số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) theo từng lô một. Trên thẻ ghi rõ thông tin chi tiết về số lượng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng, hạn sử dụng và số của lô hàng.
Đóng gói hàng hóa theo nhóm lớn có kèm theo mã để quản lý
Đóng gói hàng trong kho lạnh (Warehouse packaging):
Khi hàng hóa được phân loại (hàng tiêu dùng hay hàng B2B) và được sắp xếp lên các hệ thống kệ/giá đỡ. Lúc này, để tránh các tác nhân khác trong kho (lạnh) cũng như bảo vệ hàng hóa (đối với thực phẩm) thì các loại hộp đựng chuyên dụng được sử dụng. Kích thước của các loại hộp này phải phù hợp với chiều cao của quầy kệ cũng như chứa đựng sản phẩm một cách hoàn hảo.
Các loại hộp đựng đặc biệt
Đóng gói hàng hóa vận chuyển
Đóng gói hàng để vận chuyển
Phương thức đóng gói này sẽ dựa trên tuyến đường và thời gian vận chuyển, các phương tiện bốc dỡ/nâng hạ lô hàng, khí hậu,… để xác định loại bao bì và vật liệu để đóng gói hàng hóa. Việc đóng gói này hoàn toàn phải được tuân theo các chỉ tiêu bao bì quốc tế như ISO, Uỷ ban kỹ thuật 122 và WPO.
Với các loại đóng gói trên thì doanh nghiệp hoặc đối tác bao bì (bên thực hiện đóng gói hàng hóa) còn cần biết thêm những thông tin nào khi thực hiện quy trình đóng gói? Hãy cùng Kho Lạnh Nam Hà Nội tới với phần tiếp theo để hiểu rõ hơn.
Có những yêu cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải ghi nhớ khi đóng gói hàng hóa để giảm lãng phí, tiết kiệm ngân sách cho công ty như sau:
Các vật liệu đóng gói phải chịu được nhiệt độ cao
Nếu là người kinh doanh thực phẩm đông lạnh lâu năm thì chắc hẳn bạn nên biết: Việc bảo quản hay vận chuyển hàng đông lạnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu quy trình hậu cần không được thực hiện đúng cách. Trong đó, bước đóng gói hàng hóa (đã được cấp đông/làm lạnh) là việc bắt buộc phải thực hiện trước khi sản phẩm được đưa đi lưu trữ.
Một số người cho rằng công việc này không mang lại bất kỳ giá trị nào mà chỉ tốn thời gian của doanh nghiệp. Nhưng nếu bạn hiểu được lợi ích của việc đóng gói hàng hóa mà Kho Lạnh Nam Hà Nội liệt kê ra dưới đây, có lẽ bạn sẽ nghĩ khác.
Hàng hóa đông lạnh sẽ giữ được lâu hơn nếu được đóng gói kỹ càng
Bao bì đóng gói bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động vật lý khi lưu kho
Và còn rất nhiều lợi ích khác mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi đóng gói bao bì đúng cách. Vận chuyển Nga Việt nhận vận chuyển hàng hải sản đông lạnh, hàng đông lạnh nội địa và quốc tế. Hãy liên hệ ngay tới dịch vụ của chúng tôi.